Vì sao ông Park Hang-seo không triệu tập Văn Quyết và Anh Đức?
Nơi đây còn là Hội quán Tuệ Thành của người Hoa gốc Tuệ Thành (tên cũ của Quảng Châu, Trung Quốc) thuộc bang Quảng Đông - bang lớn nhất của người Hoa ở Chợ Lớn.Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đình, ban đầu chùa có mặt bằng hình chữ Khẩu (nhà bốn phía, giếng trời ở giữa). Nếu như chùa miếu VN, tòa thiêu hương thông nhang khói thường đặt sau hoặc ngoài khu vực chánh điện thì chùa Bà đặt lò thiêu hương ngay giếng trời, trước chánh điện. Năm 1908, chùa mở rộng thêm một giếng trời với trung điện nằm giữa. Trên hệ cột, kèo là các liễn đối, các bức đại tự thể hiện những kỹ thuật đặc sắc của người Hoa như: thư pháp, chạm khắc, sơn thếp…Chùa Bà nổi bật bởi phù điêu, cụm tiếu tượng (tượng vui) bằng gốm tráng men nhiều màu sắc trên mái hiên, nóc chùa, vách tường dựa vào các điển tích Trung Quốc xưa như: Lưỡng long tranh châu, tứ linh, bát tiên quá hải, Phúc Lộc Thọ, thầy trò Đường Tăng…Làm tiếu tượng là nghề đặc trưng vùng Phật Sơn, Quảng Đông ra đời khoảng thế kỷ 16 du nhập và phát triển ở Chợ Lớn khoảng thế kỷ 19 với các lò nổi tiếng thời bấy giờ là Đồng Hòa, Bửu Nguyên… Tiếu tượng chỉ nhằm trang trí, tạo sự vui tươi, gần gũi cho nơi linh thiêng. Tiếu tượng xuất hiện nhiều trên đình, chùa, miếu ở Chợ Lớn, Biên Hòa, Bình Dương và miền Tây, đến đầu thế kỷ 20 thì thất truyền.Tại chùa hiện vẫn còn rất nhiều cổ vật có giá trị: bộ lư đồng pháp lam đúc năm 1886; lệnh viết tay của đại úy D'Ariès cấm binh sĩ Pháp - Tây Ban Nha phá hoại chùa; hai đại hồng chung đúc năm 1795 và 1830…Năm 1993, chùa Bà được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.(*): Đối với người Hoa, Thiên hậu thánh mẫu (tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh năm 1062 ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) là vị nhân thần bảo hộ người đi biển. Người dân dành ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ bà, nên đây cũng là ngày hội chính của chùa.Xin gửi ông lời cảm ơn và ngàn nụ hôn, Park Hang-seo
Chiều nay 4.3, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức buổi họp báo để thông tin về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24.3.1975 – 24.3.2025) và 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam.Thông tin tại buổi họp báo, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, cho biết lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam sẽ được tổ chức tại Quảng trường 24/3, vào lúc 20 giờ ngày 24.3.Lễ kỷ niệm là dịp ôn lại truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, giới thiệu những thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam đạt được sau 50 năm giải phóng; cổ vũ, tạo động lực thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến đến Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 23 (nhiệm kỳ 2025 – 2030), phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực cống hiến, khát vọng vươn lên, quyết tâm xây dựng tỉnh Quảng Nam ngày càng phát triển.Điểm nhấn tại lễ kỷ niệm là chương trình nghệ thuật đặc biệt và bắn pháo hoa tầm cao chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam."Chương trình bắn pháo hoa sẽ kéo dài khoảng 15 phút cả tầm cao lẫn tầm thấp, kinh phí từ nguồn xã hội hoá. Ngoài ra, nhân dịp lễ kỷ niệm, tỉnh Quảng Nam đã thống nhất hỗ trợ mỗi thôn, khối phố 15 triệu đồng với tổng kinh phí khoảng 19 tỉ đồng", ông Hồng nói.Từ ngày 21-25.3, tỉnh Quảng Nam cũng tổ chức triển lãm, trưng bày về các thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh sau 50 năm giải phóng; giới thiệu sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP; giới thiệu thành tựu của lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam. Tại lễ khai mạc triển lãm sẽ lồng ghép một số hoạt động như khen thưởng và trao giải cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa Quảng Nam, lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam... Ngoài ra, trong tháng 3 sẽ tổ chức khởi công, khánh thành 5 công trình trọng điểm của tỉnh.Đáng chú ý, vào ngày 8.3, tại Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang, UBND tỉnh Quảng Nam cũng sẽ tổ chức hội thảo lữ hành quốc tế - Quảng Nam 2025 với chủ đề "Cung đường di sản Hội An – Mỹ Sơn – Cổng trời Đông Giang: Nơi thiên nhiên giao hòa cùng văn hóa". Đây là hoạt động đặc biệt để tỉnh tăng cường thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào cung đường này, đồng thời quảng bá sản phẩm, thu hút khách du lịchNgoài các hoạt động chính nêu trên, trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam còn có một số hoạt động hưởng ứng khác như: triển khai đợt sinh hoạt chính trị trong cán bộ, đảng viên và tổ chức cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa Quảng Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam; trao giải báo chí chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam…Phát biểu tại buổi họp báo, ông Phan Thái Bình, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam, mong muốn thông qua sự kiện này sẽ lan tỏa được lịch sử, nhiệm vụ chính trị của tỉnh; quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Quảng Nam; lan tỏa được ý chí, khát vọng của người dân Quảng Nam đến với đông đảo nhân dân cả nước, cùng đồng hành, chia sẻ, tham gia góp ý với tỉnh để cùng bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc."Việc hỗ trợ 15 triệu đồng cho mỗi khu dân cư, khối phố để tổ chức các hoạt động dịp lễ kỷ niệm chắc chắn là không đủ, nhưng đây sẽ là 'chất xúc tác' để khơi dậy niềm tự hào, động viên cả hệ thống chính trị, đặc biệt người dân, cùng hưởng ứng ngày vui chiến thắng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thống nhất toàn Đảng, toàn dân", Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình nhấn mạnh.
Những người bình thường tạo nên giá trị phi thường
Nhân dịp khai trương, nhà sách Fahasa Phạm Văn Đồng dành nhiều chương trình khuyến mãi lớn: giảm giá, tặng quà..., đồng thời áp dụng tại các nhà sách của Fahasa trên toàn quốc.
Cuối năm 2024 - đầu năm 2025, Cửu trọng tử phát sóng và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả Trung Quốc lẫn quốc tế, dù trước khi chiếu phim không được tuyên truyền rầm rộ. Thậm chí, bộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc này còn phát sóng lại trên truyền hình đến nay. Cơn sốt nằm ngoài dự đoán của tác phẩm giúp hai diễn viên chính Lý Quân Nhuệ và Mạnh Tử Nghĩa gây chú ý.Riêng với Mạnh Tử Nghĩa, cô chiếm cảm tình với nhan sắc trong trẻo nhưng không kém phần rạng rỡ, làn da trắng sáng không tì vết và ngũ quan thanh tú đặc biệt là đôi mắt to tròn cuốn hút. Trong Cửu trọng tử, tạo hình cổ trang thanh thoát càng tôn lên phong thái thanh tao của nữ diễn viên.Ngoài đời, Mạnh Tử Nghĩa cùng sắc vóc thon thả quyến rũ thường nổi bật trong những bộ váy áo có thiết kế bó sát, ôm dáng tinh tế. Sau khi Cửu trọng tử đạt thành tích tốt, mỹ nhân 9X liên tục chiếm spotlight mỗi khi xuất hiện trước công chúng.Mới đây nhất, trong bộ ảnh mừng Tết Nguyên đán, Mạnh Tử Nghĩa một lần nữa trở thành chủ đề được bàn luận sôi nổi nhờ vẻ đẹp lộng lẫy. Phần lớn dân mạng khen ngợi cô ngày càng "lên hương" hậu Cửu trọng tử. Chia sẻ với truyền thông, nữ diễn viên thừa nhận việc nổi tiếng hơn cũng mang đến cho bản thân hàng loạt cơ hội tốt trong công việc. Sau khi Cửu trọng tử chiếu, cô nhận được nhiều kịch bản chất lượng. Đáng chú ý, đông đảo người xem đều mong chờ Mạnh Tử Nghĩa tái hợp Lý Quân Nhuệ sau khi chứng kiến màn "phản ứng hóa học" quá tốt của họ trong Cửu trọng tử.Được biết, Mạnh Tử Nghĩa từng được bầu chọn là hoa khôi Học viện Điện ảnh Bắc Kinh. Cô ra mắt qua vai diễn a hoàn Thạch Nghiễn phim Võ thần Triệu Tử Long (2016). Đến cuối năm 2018, cô nhận được vai nữ chính đầu tiên trong sự nghiệp phim ảnh với tác phẩm Ánh sao kia thuộc về anh. Sự nghiệp của người đẹp 9X bùng nổ thông qua vai diễn Ôn Tình trong Trần tình lệnh. Song, cũng vì nhân vật này mà Mạnh Tử Nghĩa bị vướng vào lùm xùm dùng tiền để sửa kịch bản, mua đất diễn nhằm đưa cô từ nữ phụ thành nữ chính của phim. Tuy sao phim Cửu trùng tử đã phủ nhận nghi vấn trên, nhưng nhiều khán giả vẫn không tin và chỉ trích cô.Mặt khác, trong quá khứ, ngôi sao Hoa Ngữ sinh năm 1995 còn dính phải tranh cãi bị cho là có thái độ không tốt khi tham gia chương trình truyền hình. Đến năm ngoái, vụ việc này mới được làm sáng tỏ, Mạnh Tử Nghĩa được giải oan, lấy lại thiện cảm từ công chúng. Ngoài ra, nàng "hoa khôi Bắc Ảnh" này còn được biết đến cùng loạt phim Tương dạ 1, Phù thế song kiều truyện, Yến vân đài, Tuyết trung hãn đao hành, Luận ai xứng danh anh hùng, Chuyện kể hoa lưu ly, Trầm vụn hương phai, Tây xuất Ngọc Môn… Diễn xuất của Mạnh Tử Nghĩa được đánh giá ở mức ổn, có khả năng hóa thân thành nhiều hạng nhân vật. Hiện Mạnh Tử Nghĩa đang có các dự án như Đào hoa ánh giang sơn, Tam tuyến mê hồi… chờ phát sóng.
Chủ tịch FPT: Chuyển đổi số đem lại hạnh phúc cho mỗi người
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.